Tự thiêu trong đạo Phật Tự_thiêu

Tự thiêu là một hành động tương đối phổ biến trong đạo Phật. Tự thiêu thân bằng lửa là đặc thù trong Phật giáo. Tại Việt Nam, sau 8 vị Bồ Tát tự thiêu năm 1963, đến 1976 lại có 12 vị Bồ Tát Tăng Ni tự thiêu tại miền Tây VN, để bảo vệ Đạo pháp và dân tộc[3].

Theo Phật giáo, người tu hành sau khi tu đến 10 địa, thì hình hài thân xác hiện tại chỉ là hình hài giả tạm do các duyên giả hợp mà có, nên sẵn sàng thiêu thân để Cứu khổ chúng sanh. Đây cũng là cách:

  • Là cách cúng dường thân xác lên chư Phật, để mong đạt được mục đích lợi lạc cho bản thân và đạo pháp.
  • Làm đuốc soi tâm ác độc của các bạo quyền, được phát sinh lòng từ, mà ngưng tay đàn áp Tôn giáo, lương dân vô tội.
  • Là cách phản đối, lên án những hành động hiếp đáp dân lành của các bạo quyền.[cần dẫn nguồn]

Theo kinh Phật, tại Ấn Độ, có vị Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến ưa tu tập khổ hạnh, đã mặc quần áo Phật giáo, tự quấn vào thân, rưới các thứ dầu thơm, rồi tự đốt thân mình, để cúng dường lên Đức Phật Nhật Nguyệt Minh Đức.[cần dẫn nguồn]

Trước khi Đức Phật ra đời, đã có vô số Bồ Tát tu pháp khổ hạnh qua pháp tự thiêu thân, để cúng dường chư Phật, để mong cầu giác ngộ thành Phật. Khi Đức Phật ra đời, cũng có Bồ Tát Tự thiêu. Sau khi Đức Phật nhập cõi Niết bàn (chết), cho đến nay, đã có nhiều vị Bồ Tát xuất gia, tại gia tự thiêu thân, để cầu đạo giác ngộ hay cứu khổ độ sanh.[cần dẫn nguồn]